Blog
Nhà thông minh có dây: Lựa chọn kết nối cuộc sống an toàn, sang trọng, đẳng cấp
Trong những năm gần đây, nhà thông minh đã trở thành biểu tượng của sự tiện nghi, sang trọng giúp con người nâng tầm chất lượng cuộc sống. Lựa chọn nhà thông minh có dây, sử dụng dây cáp để kết nối mọi thiết bị trong ngôi nhà không chỉ là một xu hướng mà còn là một giải pháp thông minh và an toàn cho không gian sống tiện ích. Ở bài viết này, HISVN sẽ tập trung cung cấp cái nhìn tổng quan về công nghệ nhà thông minh có dây, mang đến cho bạn sự hiểu biết chính xác và chi tiết để bạn có thể lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho tổ ấm của mình. Hãy khám phá cùng HISVN nhé!
Nhà thông minh là gì? Nhà thông minh có dây là gì?
Nhà thông minh (Smarthome) là ngôi nhà được trang bị hệ thống tự động điều khiển hoặc tự động hóa/bán tự động hóa các hệ thống chiếu sáng, nhiệt độ, an ninh, âm thanh,… thông qua màn hình cảm ứng, cảm biến, phím bấm, điện thoại thông minh, giọng nói. Khi các thiết bị trong hệ sinh thái nhà thông minh đều được tự động hóa, chúng sẽ thay gia chủ làm hầu hết các công việc thường ngày giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức. Từ đó, họ có thể tự do đắm chìm vào trải nghiệm cuộc sống với cảm giác thoải mái cùng tinh thần phấn khởi.
Nhà thông minh có dây là hệ thống nhà thông minh sử dụng dây cáp, dây điện để kết nối các thiết bị với nhau. Hệ thống này thường được lắp đặt ngay trong quá trình xây dựng nhà, là nền móng vững chắc cho một không gian sống hiện đại, an toàn và ổn định.
Ưu điểm của nhà thông minh có dây
Dù là nhà thông minh có dây hay không dây, mỗi loại hình đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Dưới đây là những lợi thế khi lắp đặt nhà thông minh có dây:
- Tốc độ kết nối và phản hồi nhanh, ổn định: Các thiết bị được kết nối qua hệ thống dây dẫn (dây LAN) nên sẽ không xảy ra tình trạng bị mất/giảm tín hiệu kết nối hay nhiễu sóng giữa các thiết bị trong kết nối, dẫn đến tốc độ phản hồi cũng sẽ rất nhanh và luôn duy trì sự ổn định. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của nhà thông minh có dây.
- Tuổi thọ cao: Với đặc tính hoạt động trơn tru và ổn định, các thiết bị trong hệ sinh thái này sẽ không bị chập chờn, không gây gián đoạn nhu cầu của người dùng. Vì vậy, các thiết bị trong nhà sẽ giữ độ bền và tuổi thọ cao.
- Khả năng tải mạnh mẽ: Hệ thống có dây có khả năng chịu tải lớn cùng với tính chất ổn định, cho phép kết nối nhiều thiết bị khác nhau cùng một thời điểm mà không làm giảm hiệu suất kết nối hay xảy ra những rủi ro về chập điện.
- Đảm bảo kết nối công trình có quy mô lớn: Vì không gian trong những công trình quy mô lớn như tòa nhà thương mại, khu chung cư cao tầng,… sẽ rất lớn nên hệ thống không dây sẽ bị mất/giảm tín hiệu kết nối. Trong khi đó, hệ thống có dây đảm bảo mọi hoạt động không bị ngắt quãng và có thể dẫn dây đến bất cứ đâu bất chấp khoảng cách không gian. Thế nên, đây sẽ là sự lựa chọn hữu hiệu nhằm đảm bảo sự kết nối tốt giữa các thiết bị trong toàn hệ thống.
- An toàn khi sử dụng: Do khả năng kết nối và truyền tải của nhà thông minh có dây mạnh mẽ và ổn định nên sẽ giảm thiểu nguy cơ chập điện và treo hệ thống.
Hạn chế của nhà thông minh có dây
- Phức tạp trong quá trình lắp đặt: Dây dẫn thường sẽ được đặt bên trong tường nên trong quá trình xây nhà cần phải đưa nguồn dây điện vào. Trong trường hợp, ngôi nhà đã và đang được sử dụng mà muốn lắp đặt thì phải đục tường để đi dây gây mất thẩm mỹ, mất kết cấu của ngôi nhà. Hơn nữa, gia chủ rất có thể phải tốn khoản chi phí cho việc sửa sang sau khi lắp đặt.
- Chi phí lắp đặt cao: Do khối lượng dây dẫn lớn vì phải cần lượng dây nhiều và tủ điện trung tâm cũng được thiết kế toàn diện hơn nên giá tiền cho hệ thống nhà thông minh có dây sẽ tương đối cao. Bên cạnh đó là chi phí cho nhân công vì hệ thống này đòi hỏi nhân sự phải có kỹ thuật chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.
- Khó khăn và bất tiện trong việc thay đổi/nâng cấp hệ thống: Hệ thống dây dẫn nhà thông minh được đặt bên trong tường nên khi có nhu cầu thay đổi/gắn thêm thiết bị vật lý khác thì bắt buộc phải đục tường. Điều này sẽ tạo khó khăn và gây ảnh hưởng đến các hạng mục khác trong nhà.
So sánh nhà thông minh có dây và không dây
Để xây dựng một ngôi nhà thông minh, bạn có thể áp dụng một trong hai kiểu kết nối, đó là kết nối có dây và kết nối không dây. Ở mỗi loại hình kết nối đều có những ưu nhược điểm riêng.
NHÀ THÔNG MINH CÓ DÂY | NHÀ THÔNG MINH KHÔNG DÂY |
Tốc độ phản hồi nhanh, ổn định, do kết nối trực tiếp | Tốc độ phản hồi chậm, không ổn định do phụ thuộc vào tín hiệu không dây |
Chi phí tốn kém | Chi phí rẻ |
Kết nối dây cáp, dây điện | Kết nối bằng công nghệ không dây như Wifi, Zigbee, Z-Wave, BLE |
An toàn sử dụng. | Tiềm ẩn những nguy hiểm đối với sức khỏe và sự an toàn |
Khó bổ sung thiết bị/tính năng khi muốn thay đổi/mở rộng hệ thống | Dễ dàng mở rộng tính năng khi nhu cầu thay đổi |
Phù hợp với công trình đang trong quá trình hoàn thiện | Phù hợp với cả công trình đang thi công và đã đi vào sử dụng một thời gian |
Tiến độ thi công chậm hơn | Tiến độ thi công nhanh hơn |
Có nên lựa chọn nhà thông minh có dây
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, chi phí đầu tư và đặc điểm công trình của từng trường hợp cụ thể, bạn có thể lựa chọn lắp đặt hệ thống nhà thông minh có dây nếu:
- Bạn có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài và chấp nhận đầu tư khoản chi phí lớn ngay từ đầu.
- Bạn mong muốn trải nghiệm liền mạch, kết nối mạnh mẽ, phản hồi nhanh chóng như các công trình lớn và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Công trình đang trong quá trình thực thi, dần hoàn thiện và bạn không có ý định theo đổi kết cấu, sửa chữa, đục phá hay xây mới trong tương lai.
Với những chia sẻ trên, HISVN tin rằng bạn đã tìm ra giải pháp nhà thông minh phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về nhà thông minh hoặc muốn tìm hiểu rõ hơn về nhà thông minh có dây, hãy liên hệ ngay với HISVN để được tư vấn miễn phí!
—————-
HISVN – Giải pháp nhà thông minh
Hotline: 0903 88 33 98
Website: https://hisvn.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhathongminhHISVN/
Email: nam.kieu@hisvn.vn
Địa chỉ văn phòng: 279 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10, TP. HCM