Zigbee là gì? Nên chọn Zigbee hay KNX cho nhà thông minh

/ / Tin tức

Nhà thông minh là một khái niệm đã không còn xa lạ trong thế giới công nghệ hiện đại, chúng bao gồm một hệ thống các thiết bị thông minh được kết nối và tương tác với nhau. Trong quá trình tương tác, các thiết bị phải tuân thủ theo một tiêu chuẩn truyền thông nào đó. Hiện nay, có một tiêu chuẩn công nghệ không dây rất phổ biến trong nhà thông minh là Zigbee. Đây là công nghệ không dây dùng để mang một lượng nhỏ dữ liệu trong khoảng cách ngắn cho phép các thiết bị công nghệ trao đổi thông tin với nhau. Và chúng đóng vai trò như một ngôn ngữ giao tiếp chung. Vậy Zigbee là gì? Nó có ưu, nhược điểm gì? Có nên lựa chọn Zigbee cho nhà thông minh? Hãy để HISVN giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề này để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình nhé!

Zigbee là gì?

Zigbee là tiêu chuẩn mở toàn cầu, là công nghệ mạng không dây xây dựng trên tiêu chuẩn IEE 802.15.4 của tổ chức IEEE dùng để kết nối các thiết bị thông minh trong nhà thông minh với nhau. Zigbee được phát triển bởi Zigbee Alliance vào năm 1998. Zigbee được sử dụng phổ biến trong hệ thống nhà thông minh bao gồm điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, hệ thống an ninh,… Với những đặc điểm nổi bật như tiêu thụ rất ít điện năng, hoạt động trong thời gian dài trên pin, giá thành rẻ. 

Ví dụ: Zigbee có thể kết nối công tắc thông minh và bóng đèn thông minh nếu được sử dụng cùng 1 chuẩn kết nối. 

Zigbee cho phép kết nối các thiết bị trong nhà thông minh.

Khác với KNX, các thiết bị Zigbee chỉ có thể kết nối, giao tiếp với nhau khi chúng là cùng một hãng. Do đó, người dùng sẽ bị phụ thuộc vào một hệ sinh thái và bị giới hạn trong việc lựa chọn các thiết bị thông minh cho ngôi nhà của mình. 

Ưu điểm của Zigbee

Tiết kiệm điện năng

Zigbee tiêu tốn rất ít điện năng tiêu thụ (chỉ bằng ¼ lượng điện năng so với các mạng Wifi), cùng với khả năng hẹn lịch hoạt động cho các thiết bị trong nhà nên sẽ giúp người dùng tiết kiệm điện tối đa. 

Zigbee tiêu thụ năng lượng rất ít nên sẽ giúp tiết kiệm điện tối đa.

Bên cạnh đó, nó không cần phải cấp nguồn liên tục nhưng nó có thể tồn tại trong nhiều tuần, nhiều tháng bằng pin, nhất là các cảm biến và bộ điều khiển có thể hoạt động trong thời gian dài mà không cần phải thay pin thường xuyên.  

Kết nối nhiều thiết bị 

Zigbee có khả năng kết nối với hơn 100 thiết bị trên một mạng lưới đơn giúp người dùng điều khiển chúng cùng lúc. Các thiết bị cùng hãng có thể kết nối và giao tiếp với nhau một cách ổn định, hiệu quả tạo nên một vùng phủ sóng cực lớn. Về mặt lý thuyết, Zigbee có thể kết nối tới 65000 thiết bị nhưng trên thực tế, con số này sẽ thấp hơn nhiều. 

Kết nối đơn giản các thiết bị trong một mạng lưới đơn.

Kết nối với internet

Người dùng có thể điều khiển các thiết bị thông qua kết nối internet. Do đó, bạn hoàn toàn có thể giám sát, điều khiển từ xa ở bất cứ đâu.

Dễ dàng lắp đặt

Dù là công trình mới đang trong quá trình hoàn thiện hay một ngôi nhà đang được cải tạo từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, hệ thống Zigbee đều sẽ được lắp đặt dễ dàng và đơn giản. Vì Zigbee là hệ thống không dây nên sẽ không phải đục tường để đi dây. 

Nhược điểm của Zigbee

Hạn chế trong phủ sóng và truyền dẫn

Zigbee không thể phủ sóng toàn bộ khu vực nhà có diện tích quá rộng, nhà nhiều phòng có nhiều lớp tường vì sẽ gây ra tình trạng kết nối không ổn định, tín hiệu truyền kém. Khi đó người dùng sẽ cần phải có một thiết bị ZigBee Repeater để tăng độ phủ sóng. Zigbee được khuyến khích chỉ nên truyền tải dưới 10 thiết bị trong cùng thời điểm và phạm vi kết nối trong khoảng 10-20 mét.

Không thể kết nối các thiết bị từ các hãng khác nhau

Các thiết bị Zigbee trong cùng một hãng mới có thể giao tiếp tốt và hiệu quả với nhau. Nếu như bạn lắp đặt thiết bị điều khiển trung tâm Phillips thì bạn nên lựa chọn đèn thông minh Philips để đạt hiệu quả tốt thay vì bóng đèn thông minh của hãng Amazon. Điều này làm người dùng bị hạn chế trong việc lựa chọn các thiết bị thông minh cho ngôi nhà thông minh hiện đại của mình.

Kém ổn định hơn thiết bị đi dây 

Không chỉ riêng Zigbee mà tất cả các loại sóng khác đều có chung một nhược điểm rất lớn là độ ổn định không bằng thiết bị đi dây. Vì vậy trong quá trình sử dụng Zigbee, rất có thể bạn sẽ có giây phút trải nghiệm bất tiện và cảm thấy khó chịu khi kết nối kém. 

Tại sao nên chọn KNX thay vì Zigbee cho nhà thông minh?

Zigbee hay KNX, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo từng tình huống mà bạn nên lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với ngôi nhà của mình. 

Chọn Zigbee nếu: Gia đình bạn có tài chính khiêm tốn hoặc không muốn phá vỡ cấu trúc hiện tại của ngôi nhà, bạn nên chọn Zigbee để lắp đặt. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng đối mặt và chấp nhận những bất tiện trong khoảng thời gian dài khi trải nghiệm Zigbee. 

Chọn KNX nếu: Gia đình bạn có khả năng tài chính tốt và mong muốn trải nghiệm vượt trội, sự linh hoạt và đa dạng các lựa chọn. Hãy mạnh dạn đầu tư hệ thống KNX cho tổ ấm của bạn vì tốc độ kết nối và phản hồi nhanh, khả năng tải mạnh mẽ, có thể kết nối các thiết bị khác nhau từ các nhà sản xuất khác nhau. KNX hứa hẹn sẽ mang đến cho gia đình bạn một trải nghiệm tuyệt vời và khiến bạn cảm thấy vô cùng xứng đáng với số tiền bạn đã bỏ ra.  

Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn KNX trong Smarthome: Tại đây

Những lợi ích chính do KNX mang lại cho nhà thông minh.

HISVN hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quát về Zigbee cũng như đã tìm ra câu trả lời về việc nên chọn Zigbee hay KNX cho ngôi nhà thông minh của mình. 

Trên thị trường hiện nay, HISVN là một đơn vị cung cấp dịch vụ nhà thông minh được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Nếu bạn đang quan tâm về các giải pháp nhà thông minh, đừng ngần ngại liên hệ ngay với HISVN nhé!

HISVN – Giải pháp nhà thông minh