Sóng radar là gì? Cảm biến sóng radar trong nhà thông minh

/ / Tin tức

Sóng radar từ lâu đã được biết đến với khả năng định vị và phát hiện vật thể trong quân sự và hàng không. Tuy nhiên, có biết bạn chưa biết rằng loại sóng này còn len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà thông minh. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá bí ẩn về sóng radar, hé lộ tiềm năng to lớn của nó trong việc kiến tạo ngôi nhà thông minh hoàn hảo. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của HISVN nhé!

Sóng radar là gì?

Hầu hết chúng ta nghe đến khái niệm “Sóng Radar” được nhắc nhiều trong lĩnh vực quân sự, hàng không vả hàng hải. Mục đích là để phát hiện các mục tiêu bay hay dùng để theo dõi vị trí máy bay. Vậy sóng Radar là gì?

Radar (viết tắt của Radio Detection And Ranging) là một dạng sóng vô tuyến dùng để xác định vị trí, khoảng cách và vận tốc của mục tiêu mà chúng tấn công. Một hệ thống radar thường bao gồm một máy phát để gửi tín hiệu vô tuyến và một máy thu để thu mọi năng lượng phản xạ từ mục tiêu.

Sóng radar giúp xác định vị trí, khoảng cách và vận tốc của mục tiêu.

Nguyên lý hoạt động của Radar

Nguyên lý hoạt động của Radar rất giống với nguyên tắc phản xạ sóng âm. Sóng âm truyền trong không khí, va chạm vật cản và phản xạ các hướng khác trong không gian. Ví dụ như khi bạn hét to vào một cái giếng sâu, khi âm thanh chạm đến mặt đáy, chúng sẽ bị phản xạ lại nên bạn sẽ nghe tiếng hét vừa rồi của mình. Radar cũng tương tự như thế, nó hoạt động dựa trên nguyên tắc bức xạ năng lượng điện từ và tiếp nhận phản xạ từ các đối tượng trong không khí, trên đất liền hay trên biển. Các tín hiệu phản xạ (echo) được xử lý và phân tích để xác định hướng, vị trí, tốc độ và khoảng cách của vật thể phản xạ.

Nguyên lý hoạt động của sóng radar.

Sóng radar có hại không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên nó chỉ đúng trong trường hợp bạn tiếp xúc sóng radar với tần số cao và công suất cao liên tục trong thời gian dài (tính bằng năm). Nhưng hầu hết chúng ta không tiếp xúc trực tiếp với loại sóng này ở mức độ cao đủ để gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, ảnh hưởng của sóng radar đối với sức khỏe con người là không đáng kể. 

Hàng ngày, hầu hết chúng ta đều tiếp xúc sóng điện từ – một loại sóng tiềm ẩm nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người ở nhiều khía cạnh bao gồm vật lý, tâm lý và sinh học. Loại sóng này phát từ ra các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, router wifi, tivi,… những thiết bị mà chúng ta tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài. Do đó, để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của sóng điện từ chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử kể trên, tăng khoảng cách giữa người sử dụng và chúng, sử dụng thiết bị có dây (chuột, tai nghe,…) hoặc dùng màng chắn sóng điện từ.

Cảm biến radar trong nhà thông minh

Cảm biến radar (hay cảm biến vi sóng) là thiết bị sử dụng sóng radar để đo khoảng cách, tốc độ và chuyển động của vật thể ở phạm vi rộng. Cảm biến radar có thể phát hiện chính xác bất kể ngày đêm, an toàn cho người và động vật.

Ăng-ten radar phát ra tín hiệu dưới dạng sóng radar, di chuyển với tốc độ ánh sáng và con người không thể nhận biết được. Khi sóng chạm vào vật thể, tín hiệu sẽ thay đổi và phản xạ trở lại cảm biến (tương tự như tiếng vang). Tín hiệu đến ăng-ten chứa thông tin về vật thể được phát hiện, sau đó được xử lý để xác định và định vị đối tượng dựa trên dữ liệu được thu thập.

Cảm biến radar giúp phát hiện, theo dõi và định vị một hoặc nhiều vật thể.

Cảm biến này được ứng dụng rộng rãi trong nhà thông minh. Được dùng để tự động hóa các thiết bị (mở cửa tự động, chỉnh âm lượng phù hợp với vị trí của người nghe), điều khiển chiếu sáng (bật/tắt đèn tự động) và kiểm soát nhiệt (điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với vị trí của người trong phòng).

Cảm biến thân nhiệt người sóng radar

Cảm biến radar được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Đây là một loại cảm biến sử dụng sóng radar để phát hiện sự hiện diện của con người với khoảng cách rộng. Loại cảm biến này có nhiều ưu điểm so với các loại cảm biến khác, bao gồm: độ chính xác cao, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, không bị ảnh hưởng bởi vật cản nên có thể lắp đặt ẩn trong trần thạch cao và có những loại có thể phát hiện ở khoảng cách xa đến 10m.

Chúng thường được lắp đặt ở mọi vị trí trong nhà như hành lang, hầm xe và những nơi có nhiều vách ngăn – những nơi mà cảm ứng hồng ngoại hay chuyển động chưa thế phát huy tốt chức năng của chúng.

XEM THÊM:

Giải pháp âm thanh đa vùng là gì? Những điều quan trọng cần lưu ý

Tất tần tật về cảm biến chuyển động trong nhà thông minh

Cảm biến hiện diện: Giải pháp thông minh cho ngôi nhà hiện đại

Sóng radar đang dần trở thành một công nghệ đột phá trong lĩnh vực nhà thông minh. Với khả năng phát hiện chính xác, hoạt động hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, sóng radar hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm sống hoàn toàn mới cho bạn và gia đình.